2017

Toán tư duy là gì

toan tu duy la gi

 

Việc học toán hiện nay đa số mang tính lý thuyết, khô cứng thì toán tư duy là một trải nghiệm vô cùng thú vị và hoàn toàn sinh động với bộ môn toán dành cho các em học sinh.

Toán tư duy giúp trẻ em phát ​triển suy nghĩ, tạo thói quen vận động trí não để giải quyết các dạng bài toán.

Toán tư duy giúp trẻ giải quyết các vấn đề khó khăn khi học Toán trên nền tảng xây dựng năng lực tư duy Toán học. Với cách thức này, trẻ có thể vận dụng khả năng tư duy não bộ một cách độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ hay thầy, cô giáo. Qua đó, trẻ được rèn luyện tính linh hoạt, tư duy logic và khả năng quản lý, sắp xếp vấn đề.

Tiếp xúc thường xuyên với các bài toán tư duy giúp trẻ:

  • Xây dựng nền tảng kiến thức sâu sắc về Toán học
  • Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic
  • Hiểu, yêu thích và hứng thú với môn Toán
  • Hình thành và phát huy khả năng quản lý, sắp xếp thời gian, ý thức, tự giác, trách nhiệm

 



Peter có 4 tấm bìa 2 mặt, một mặt ghi 1 chữ cái còn mặt kia ghi một số. Peter khẳng định rằng "Nếu 1 mặt của tấm bìa ghi chữ A thì mặt kia ghi số 1". Hiện trên bàn đặt 4 tấm bìa và mặt ngửa lên ghi lần lượt là A, 1, 2, B. Hỏi phải lật 2 tấm bìa nào để kiểm tra khẳng định của Peter là đúng hay sai.
Toan tu duy - 4 tam bia cua peter

Toán tư duy - Mỗi giỏ trái cây nặng bao nhiêu

toan tu duy tinh gia trai cay


Một giỏ lê và 2 giỏ cam có trọng lượng 13 kg.
2 giỏ táo và 2 giỏ cam nặng 22 kg.
3 giỏ lê và 2 giỏ táo nặng 21 kg.
Mỗi giỏ trái cây nặng bao nhiêu ?


English version:

A basket of pears and 2 baskets of oranges weigh 13 kg.
2 baskets of apples and 2 baskets of oranges weigh 22 kg.
3 baskets of pears and 2 baskets of apples weigh 21 kg.
How much does each basket of fruit weigh?

Toan tu duy bao nhieu qua bong ban

Tại một cửa hàng bán đồ thể thao, người ta bán các hộp bóng bàn chứa 5 hoặc 8 quả bóng.
Peter không biết rằng người ta không bán lẻ mà chỉ bán nguyên hộp bóng, nên đã yêu cầu nhân viên bán cho anh một số quả bóng.
Sau khi nghe Peter nói xong, nhân viên bán hàng đã trả lời:  "Rất tiếc, tôi không thể bán cho anh đúng số bóng như vậy nhưng nếu anh cần mua nhiều hơn 1,2,3, hoặc bất cứ số bóng nào nhiều hơn thì tôi đều bán được cho anh."

Hỏi Peter muốn mua bao nhiêu quả bóng ?


toan tu duy so tu nhan duoc an xa
Một nhà tù có 2017 buồng giam được đánh số từ 1 đến 2017. Theo lệnh ân xá, một quản giáo thực hiện như sau:
 - Lượt 1: Mở tất cả buồng giam.
 - Lượt 2: Đóng tất cả buồng giam có số là bội số của 2.
 - Lượt 3: Đảo chiều tất cả buồng giam có số là bội số của 3. (Đang đóng thì mở và ngược lại)
...................
 - Lượt n: Đảo chiều tất cả buồng giam có số là bội số của n.
Quản giáo kết thúc sau 2017 lượt đi, cửa buồng giam nào còn mở thì tù nhân trong đó sẽ được ân xá (mỗi buồng giam chỉ có 1 tù nhân).

Hỏi có bao nhiêu tù nhân sẽ được ân xá ?

Cần khoảng mấy bước suy nghĩ (tự nhiên - khách quan) để định được hướng tiếp xúc bài toán này tính từ lúc đọc xong đề bài ?

Toán tư duy - Tại sao lại thế ?

Trong giờ ra chơi thầy đưa cho hai bạn Đăng Quốc và Nguyễn Tế ba tấm bìa được đánh 1 số trên mỗi tấm và không thay đổi. Thầy nhờ bạn Đăng Quốc nhân 3 số lại với nhau được kết quả là 336, sau đó thầy đưa cho bạn Nguyễn Tế nhân lại thì được kết quả là 504. Tuy nhiên thầy đều khen hai bạn tính đúng. bạn hãy giúp các bạn khác tìm hai số còn lại nhé !
(biết rằng các số trên mỗi tấm là những số có 1 chữ số).

Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển.

Được mệnh danh là cha đẻ của "Tư duy về tư duy" (Thinking on Thinking) và là nhà khoa học bậc thầy về tư duy, nổi tiếng với quyển "Sáu chiếc nón tư duy" cùng hơn 62 đầu sách về tư duy, giáo sư Edward de Bono đã nhận định: "Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển".
Mối quan hệ giữa trí thông minh và kỹ năng tư duy cũng giống như mối liên hệ giữa chiếc xe hơi và người lái xe. Theo ví von của de Bono, nếu "trí thông minh là máy của chiếc xe hơi và kiến thức là nhiên liệu thì kỹ năng tư duy được ví như kỹ năng lái xe". Bạn có thể thử hình dung qua ví dụ: tay đua thành công nhất trong lịch sử giải đua xe công thức một (F1) - Michael Schumacher đã có sẵn xe xịn (đó là trí thông minh), xe đã được đổ đầy xăng (kiến thức) nhưng thiếu kỹ năng lái xe (kỹ năng tư duy) thì khó có thể trở thành tay đua huyền thoại. Chỉ có tay lái thiện nghệ mới tận dụng hết công năng của chiếc xe. Vì thế, chỉ có người có khả năng tư duy tốt thì mới khai thác hết tài sản quý giá nhất của mình, đó là trí thông minh. Edward de Bono cho rằng: "Thông minh là một khả năng, tư duy là một kỹ năng để vận dụng khả năng đó".

Trẻ sáng dạ (bright children) là những em có khả năng tư duy bậc cao. Các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic, ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin, lên kế hoạch cho tương lai.
Nhiều người nhầm trí thông minh và kỹ năng tư duy là một và dẫn đến kết luận sai như sau: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi; bạn càng hiểu biết rộng thì bạn càng khôn ngoan; trẻ thông minh không cần kỹ năng tư duy. Suy nghĩ là một kỹ năng mà ngay cả một bộ não tuyệt vời cũng trở nên lãng phí nếu thiếu kỹ năng tư duy. Đa số chúng ta đều có chung suy nghĩ là một ai đó được coi là "thiên tài" hay "xuất chúng" thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn "thần đồng" như: thông minh, học hành giỏi giang...
Nhưng với ba trong số các nhà thiên tài tư duy của mọi thời đại: Newton, Darwin, Eisntein thì hoàn toàn không hẳn chỉ có "bộ não xuất chúng" mà "một cái đầu lúc nào cũng đầy ắp câu hỏi", cốt lõi của tư duy bậc cao (High-order thinking). Óc tò mò, ham học hỏi, sự đam mê và kiên nhẫn đã đưa họ đến với những thành tựu làm thay đổi triệt để lối tư duy trong khoa học.
"Chỉ số thông minh (IQ) cao, kết quả học tập tốt hoặc tấm bằng đại học danh giá vẫn chưa đủ. Nếu như bạn không có tư duy sáng tạo thì sẽ rất khó khăn để bạn tồn tại", tiến sĩ Robert Sternberg - chuyên gia trí tuệ con người (human intelligence), nổi tiếng thế giới với khái niệm "Trí tuệ thành công" cho biết.
Tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở trường. Hiện nay, việc dạy trẻ "tư duy bậc cao" là điều quan trọng. Ở các nước phát triển, những khóa học tư duy cho trẻ đã có từ lâu và được coi là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nhà sư phạm nổi tiếng Maria Montessori chia sẻ: "Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi".
Trong một xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì việc học của các em học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ thuật "tư duy bậc cao" (high order thinking): gạn lọc, phân tích, nảy sinh ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và lên kế hoạch. Học thuộc lòng hay ghi nhớ bài học đều bị xem là "tư duy bậc thấp". Nhưng có lẽ hiện nay các chương trình giáo dục vẫn chỉ dựa trên nền tảng "tư duy bậc thấp".
Kỹ thuật tư duy bậc cao đòi hỏi phải suy nghĩ sâu và rộng về một vấn đề. Giống các kỹ năng khác, tư duy bậc cao đều có thể học được và với sự kiên trì rèn luyện thường xuyên thì khả năng tư duy bậc cao có thể cải thiện. Trẻ sáng dạ (bright children) là những em có khả năng tư duy bậc cao. Các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic, ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin, lên kế hoạch cho tương lai.
Tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở trường.
Muốn được như vậy, học sinh nên rèn luyện các kỹ thuật tư duy bậc cao sau đây:
- Xử lý thông tin: tìm những thông tin có liên quan, sắp xếp - phân loại - xâu chuỗi thông tin, so sánh - tương phản thông tin, nhận diện và phân tích mối liên hệ.
- Lập luận: Đưa ra lý giải cho ý kiến - hành động, suy luận, suy diễn, phán đoán - ra quyết định, sử dụng chính xác ngôn ngữ để lập luận.
- Đặt câu hỏi: đưa ra những câu hỏi định hướng; lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu; dự đoán kết quả; tiên liệu hậu quả; rút ra kết luận
- Tư duy sáng tạo: đưa ra ý tưởng mới, xây dựng ý tưởng, lập giả định, tưởng tượng; tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo.
- Đánh giá vấn đề: xây dựng tiêu chí đánh giá, áp dụng tiêu chí đánh giá, đánh giá giá trị của thông tin và ý tưởng.
Hiện nay, hầu hết những câu hỏi dành cho trẻ chỉ ở dạng "Có" hoặc "Không". Theo cách gọi Edward de Bono, ông gọi dạng câu hỏi có - không là "câu hỏi bắn súng" (shooting question) bởi vì khi nhắm bắn, hoặc trúng hoặc trật. Trong các chương trình đào tạo tư duy cho trẻ, de Bono khuyến khích dạy trẻ dạng "câu hỏi câu cá" (fishing question) vì theo ông, trẻ không thể biết trước câu trả lời hoặc câu được cá gì nên dạng câu hỏi này khơi gợi được trí tò mò, tưởng tượng ở trẻ.
Bạn có thể thử hình dung một mẫu đối thoại giữa hai mẹ con như:
Mẹ: "Ngày mai nhà mình có các, cô, chú đến chơi. Con phụ mẹ suy nghĩ lên kế hoạch nấu bữa ăn thật ngon đãi cô chú nhé!"
Con: "Thế mẹ ơi, các cô chú có đem các em theo không? Các em có ăn cay được không ạ? Các cô có uống bia không? Có nên chuẩn bị món ăn cho người lớn và trẻ em riêng không? Các em nhỏ thích ăn món gì nhất? Ngoài nước ngọt, các em có thích uống nước trái cây tươi không?".
Qua đoạn hội thoại, câu hỏi đặt ra là: "Làm thế nào mà thế hệ tương lai của chúng ta có thể phát minh ra những điều thú vị khi không có cơ hội để thử nghiệm, chấp nhận rủi ro, khám phá những điều mới lạ và được tự do suy nghĩ không giới hạn?" Trách nhiệm của người lớn là khơi gợi suy nghĩ độc lập ở trẻ qua những hoạt động thú vị hay những cơ hội để trả lời dạng câu hỏi mở vì qua đó, trẻ được khuyến khích suy nghĩ khác biệt và suy nghĩ ra khỏi giới hạn.
 (Nguồn: PDP - Thinking School)


Kết quả là thước đo sự nỗ lực của chính BẠN.


Bạn có biết sự khác nhau giữa -1% và +1% nỗ lực là bao nhiêu không ?
Một công thức tạo động lực mạnh mẽ nhất mà tôi đã từng thấy.
Bạn sẽ ngạc nhiên và tràn đầy động lực khi nhìn thấy điều sau đây.

   

Ta có:
$$\frac{1.01^{365}}{0.99^{365}}\simeq1480$$

Sự khác biệt về kết quả lên đến hơn 1480 lần.
Vậy tại sao không dành thêm 1% nỗ lực mỗi ngày cho chính MÌNH.
Hãy bắt đầu ngay từ HÔM NAY để có 1 năm bức phá nhé !

Toán tư duy - Bao nhiêu quả trứng
toanquocte.com xin giới thiệu đến các bạn bài toán sau:



Một anh sinh viên nói với bạn mình: "Khi tôi mua một số trứng gà, tôi trả cho chủ tiệm 12 nghìn đồng, nhưng do hôm nay trứng quá nhỏ nên được anh ta tặng thêm 2 quả. Như vậy hôm nay cứ 1 tá trứng tôi mua rẻ hơn 1 nghìn so với số tiền phải trả".

Vậy bạn có biết hôm nay anh sinh viên đã mua bao nhiêu quả trứng không ?

Toán tư duy - Ngân hàng thời Tây Du
Chúng ta đều đã đọc truyện hoặc xem phim Tây Du Ký. Câu chuyện sau đây rút từ chuyến đi kỳ vĩ của thầy trò Đường Tăng đến Tây Trúc.
Vừa thoát khỏi kiếp nạn Bạch cốt tinh, thầy trò Đường tăng lại đi vào một vương quốc mới, gọi là vương quốc Ngũ Bát.
Sở dĩ có cái tên này là bởi vì Ngân hàng trung ương của Vương quốc này chỉ phát hành 2 loại tiền 5 quan (Ngũ) và 8 quan (Bát). Vương quốc này cũng chưa được phát triển lắm nên người dân ở đây chỉ biết phép tính cộng, không biết phép tính trừ. Vì thế, khi bán hàng, nếu mình đưa thừa người ta sẽ không trả lại (còn đưa thiếu thì người ta ... không chịu - khôn lắm).
Thầy trò Đường tăng đang đi tung tăng trong thành thì thấy một siêu thị có tên là "Over 28". Thấy tên lạ lạ, họ bèn bước vào. Nhân viên bảo vệ ra chặn lại, xem chừng không muốn cho vào. Trư bát giới xông ra nói
- Sao không cho chúng ta vào?
Tay bảo vệ chỉ tay vào số 28 (nhị thập bát) nói: Ông có thấy số gì đây không?
- 28 à. 28 tuổi mới được vào à. Yên tâm đi nhé chú em. Anh đây 360 tuổi rồi nhé. Còn ông anh đang gãi mông kia 720 tuổi. Cái chú đang gánh hàng 240. Ngay cả con ngựa này cũng 130 tuổi rồi. Trẻ nhất ở đây có lẽ là sư phụ của bọn anh, ông ấy vừa làm sinh nhật lần thứ 30. Các chú có cần xem chứng minh nhân dân không, loại mới nhé, có cả tên bố mẹ.
- Không, không, đây không phải tuổi, đây là ...
- Đây là gì ... (Trư bát giới kín đáo ... nhìn xa xôi)
- Đây là siêu thị mà mọi món hàng đều từ 28 quan trở lên. Tôi thấy mấy ông nhà quê quá, sợ không đủ tiền nên không muốn cho vào.
- Ấy, chú đừng nghĩ thế. Bọn anh đây đều là con nhà có điều kiện nhé, tiền 5 quan, 8 quan bọn anh mới đổi ở cửa khẩu ních túi nhé.
- Vậy xin mời các anh vào ạ.

Bài toán: Thầy trò Đường tăng có thể mua đúng (tức là trả đúng giá tiền) mọi món hàng ở trong siêu thị "Over 28" được không ?

Toán tiểu học - Toán hay lớp 1

toanquocte.com xin giới thiệu đến các bạn một số bài toán hay lớp 1

toan tieu hoc chon loc lop 1

Bài 1: Điền dấu +, - thích hợp vào ô trống
12  5  3 = 14                    32  30  2 = 4
14  4  1 = 11                    45  20  4 = 69
16  3  2 = 17                    84  10  3 = 71
Bài 2: Tìm 1 số biết rằng lấy số đó cộng với 5 rồi trừ đi 8 được kết quả là 11?
Bài 3: Điền dấu >, < , = thích hợp vào ô trống
12 + 6  6 + 4 + 7                  30 + 40  80 - 20
15 + 0  15 - 0                       90 - 50  10 + 40
18 – 5  14 - 4 + 5                 70 – 40  90 - 60
0 + 10  10 + 0                      30 + 20  10 + 40
Bài 4: Nối phép tính với số thích hợp:
Bài 5: Số?
32 + 46 <  < 22 + 40
Bài 6: Điền số thích hợp vào ô trống sao cho cộng các số theo hàng ngang, theo cột dọc, theo đường chéo của hình vuông có các kết quả đều như nhau

14

23

32
14
Bài 7:
Hình vẽ trên có .......................tam giác
Đó là các tam giác ...........................;...............................;...................................
Bài 8: Cho hình vẽ:
Hình vẽ trên có ........điểm. Các điểm đó là:..............................................................
có .......... đoạn thẳng. Đó là các đoạn thẳng .............................................
Bài 9: Vẽ 5 điểm sao cho có 3 điểm ở trong đường tròn và 4 điểm ở ngoài hình tam giác
Bài 10 *: Con gà mái của bạn An cứ mỗi tuần đẻ được 7 quả trứng. Hỏi con gà đó đã đẻ được bao nhiêu quả trứng trong 2 tuần?

Toán tiểu học - Toán cấp 1 - Những bài toán hay lớp 2

toanquocte.com xin giới thiệu đến các bạn một số bài toán hay lớp 2



toan tu duy tieu hoc lop 2

Bài 1: Tìm một số, biết số đó cộng với 12 thì bằng 15 cộng 27?
Bài 2: Tìm một số, biết 95 trừ đi số đó thì bằng 39 trừ đi 22?
Bài 3: Một tháng nào đó có ngày chủ nhật là ngày 2 của tháng đó. Hỏi các ngày chủ nhật trong tháng đó là những ngày nào?
Bài 4: Bố đi công tác xa trong hai tuần, bố đi hôm thứ hai ngày 5. Hỏi đến ngày mấy bố sẽ về? Ngày ấy là thứ mấy trong tuần?
Bài 5: Hồng có nhiều hơn Hà 10 viên bi, nếu Hồng cho Hà 4 viên bi thì Hồng còn nhiều hơn Hà mấy viên bi?
Bài 6: Tìm y:
a) 36 + 65 = y + 22                            100 - 55 = y - 13
Bài 7: Viết các tổng sau thành tích:
a) 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5                      b) 4 + 4 + 12 + 8
c) 3 + 6 + 9 + 12                                d) 65 + 93 + 35 + 7
Bài 8: Tìm một số, biết rằng lấy số đó nhân với 5 rồi trừ đi 12 thì bằng 38?
Bài 9: Có một số dầu, nếu đựng vào các can mỗi can 4l thì đúng 6 can. Hỏi số dầu đó nếu đựng vào các can, mỗi can 3l thì phải dùng tất cả bao nhiêu can?
Bài 10: Mai hơn Tùng 3 tuổi và kém Hải 2 tuổi. Đào nhiều hơn Mai 4 tuổi. Hỏi ai nhiều tuổi nhất? ai ít tuổi nhất, người nhiều tuổi nhất hơn người ít tuổi nhất là mấy tuổi?
Bài 11: Mai có 27 bông hoa. Mai cho Hoà 5 bông hoa. Hoà lại cho Hồng 3 bông hoa. Lúc này ba bạn đều có số hoa bằng nhau. Hỏi lúc đầu Hoà và Hồng mỗi bạn có bao nhiêu bông hoa?
Bài 12:
a) Có bao nhiêu số có hai chữ số bé hơn 54?
b) Từ 57 đến 163 có bao nhiêu số có hai chữ số?
c) Có bao nhiêu số có ba chữ số lớn hơn 369?
Bài 13: Cho số 63.Số đó thay đổi thế nào nếu?
a) Xoá bỏ chữ số 3?
b) Xoá bỏ chữ số 6?
Bài 14: Cho số a có hai chữ số:
a) Nếu chữ số hàng chục bớt đi 3 thì số a giảm đi bao nhiêu đơn vị?
b) Nếu chữ số hàng chục tăng thêm 4 thì số a tăng thêm bao nhiêu đơn vị?
c) Nếu chữ số hàng chục tăng thêm 1 và chữ số hàng đơn vị giảm đi 1 thì số a tăng thêm bao nhiêu đơn vị?
Bài 15: Cho số 408:
a) Nếu chữ số hàng trăm bớt đi( hay tăng thêm) 2 thì số đó giảm đi hay tăng thêm bao nhiêu đơn vi ?
b) Số đó thay đổi thế nào nếu đổi chỗ chữ số 0 và chữ số 8 cho nhau?
Bài 16:
a) Hai số có hai chữ số có cùng chữ số hàng chục mà chữ số hàng đơn vị hơn kém nhau 7 thì hai số đó hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b) Hai số có hai chữ số có cùng chữ số hàng đơn vị mà chữ số hàng chục hơn kém nhau 3 thì số đó hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 17: Hãy viết tất cả các số có hai chữ số mà khi đọc số đó theo thứ tự từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái thì giá trị số đó vẫn không thay đổi?
Bài 18: Hãy tìm số có ba chữ số mà hiệu của chữ số hàng trăm và chữ số hàng chục bằng 0, còn hiệu của chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng 9.
Bài 19: Hãy tìm số có ba chữ số mà chữ số hàng trăm nhân với 3 được chữ số hàng chục, chữ số hàng chục nhân với 3 được chữ số hàng đơn vị.
Bài 20:
a) Biết số liền trước của a là 23, em hãy tìm số liền sau của a?
b) Biết số liền sau của b là 35,hãy tìm số liền trước của b?
c) Biết số c không có số liền trước, hỏi c là số nào?
Bài 21:
a)Viết tất cả các số có hai chữ số và bé hơn 19?
b) Viết tất cả các số tròn chục vừa lớn hơn 41 vừa bé hơn 93?
c) Hãy tìm hai số liền nhau, biết một số có hai chữ số, một số có một chữ số?
Bài 22:
a) Tìm những số lớn hơn 35 mà chữ số hàng chục của nó bé hơn 4.
b) Tìm những số có hai chữ số bé hơn 26 mà chữ số hàng đơn vị của nó lớn hơn 4?
Bài 23: Tìm x:
a) 24 < x < 27                          b)36 < x + 1 < 39
c) x + 20 < 51                           d) 46 < x - 45 < 48
Bài 24:
a) Để đánh số các trang của một cuốn sách từ 1 đến 19, ta phải dùng hết bao nhiêu số?
b) Để đánh số các trang của một cuốn sách từ 10 đến 25, ta phải dùng hết bao nhiêu số?
c) Để đánh số các trang của một cuốn sách từ 120 đến 129, ta phải dùng hết bao nhiêu số?
Bài 25: Bạn Bình đã dùng hết 29 chữ số để viết các số liền nhau thành một dãy số liên tiếp: 1 ;2 ; 3;….; a. Hỏi a là số nào?( a là số cuối cùng của dãy số)
Bài 26: Tìm chữ số x, biết:
a) 35x < 351                   b) 207> x 70                            c) 199< xxx < 299
Bài 27: Em hãy viết 18 thành tổng của các số hạng bằng nhau(càng viết được nhiều tổng càng tốt)
Bài 28:
a)Tìm một số có hai chữ số và một số có một chữ số sao cho tổng hai số đó bằng 10.
b) Tìm một số có hai chữ số và một số có một chữ số sao cho hiệu hai số đó bằng 1.
Bài 29:
a) Tổng lớn nhất của hai số có một chữ số là bao nhiêu?
b) Tổng bé nhất của số có một chữ số và số có hai chữ số là bao nhiêu?
c) Hiệu lớn nhất của số có hai chữ số là bao nhiêu?
d) Hiệu bé nhất của số có hai chữ số và số có một chữ số là bao nhiêu?
Bài 30:
a) Tìm một số, biết tổng của số đó với 45 bằng số bé nhất có ba chữ số?
b) Tìm một số, biết hiệu của số đó với 28 bằng số bé nhất có 1 chữ số?
c) Tìm một số, biết hiệu của 89 với số đó bằng 15?
Bài 31:
a) Tìm số bị trừ, biết tổng của số trừ và hiệu là 87.
b) Tìm số trừ, biết hiệu hai số kém số bị trừ là 56.
c) Tìm số bị trừ, biết số bị trừ hơn số trừ 24 và hiệu của hai số bằng số trừ?
Bài 32: Một ô tô chở khách dừng tại bến đỗ. Có 8 người xuống xe và 5 người lên xe. Xe tiếp tục chạy, lúc này trên xe có tất cả 50 hành khách. Hỏi trước khi xe dừng lại bến đỗ đó, trên xe có bao nhiêu hành khách?
Bài 33: Gói kẹo chanh và gói kẹo dừa có tất cả 258 cái kẹo. Riêng gói kẹo chanh có 118 cái. Hỏi:
a) Gói kẹo dừa có bao nhiêu cái kẹo?
b)Phải bớt đi ở gói kẹo chanh bao nhiêu cái kẹo để số kẹo ở hai gói bằng nhau?
Bài 34: Hai đội bóng bàn, mỗi đội có 3 người chơi đấu bóng bàn với nhau. Mỗi người của đội này đều đấu một ván với mỗi người của đội kia. Hỏi có tất cả bao nhiêu ván đấu?
Bài 35: Mai cao hơn Hoa 2cm. Bình thấp hơn Mai 3 cm. Hỏi ai cao nhất; ai thấp nhất? Hoa cao hơn Bình mấy xăng ti mét?
Bài 36: Con ngỗng cân nặng 11kg. Con ngỗng cân nặng hơn con vịt 8 kg. Con gà cân nặng ít hơn con vịt 2 kg. Hỏi con ngỗng cân nặng hơn con gà mấy kg?
Bài 37: Mẹ để hai đĩa đựng số cam bằng nhau lên bàn. Bạn Mai lấy từ đĩa bên phải 3 quả bỏ sang đĩa bên trái. Hỏi bây giờ đĩa bên nào nhiều cam hơn và nhiều hơn mấy quả?
Bài 38: Thúng đựng cam có 68 quả, thúng đựng quýt có 95 quả. Mẹ đã bán được mọt số cam và một số quýt bằng nhau. Hỏi trong mỗi thúng, số cam còn lại ít hơn hay số quýt còn lại ít hơn? ít hơn bao nhiêu quả?
Bài 39: Đào có ít hơn Mận 4 nhãn vở. Mẹ cho Đào thêm 9 nhãn vở. Hỏi bây giờ ai nhiều nhãn vở hơn và nhiều hơn mấy cái?
Bài 40: Cô giáo mua cho lớp một số gói bánh và một số gói kẹo, tất cả là 45 gói. Sau đó cô giáo lấy ra 6 gói bánh để đổi lấy 10 gói kẹo. Hỏi lúc này cả bánh và kẹo cô giáo có tất cả bao nhiêu gói?
Bài 41: Hai lớp 2A và 2B được đi thăm đền Cổ Loa, dự định  mỗi lớp một đoàn. Để chia thành hai đoàn có số người bằng nhau, cô giáo chuyển 6 bạn nữ ở lớp 2A sang lớp 2B và chuyển 4 bạn nam ở lớp 2B sang lớp 2A. Lúc này mỗi đoàn có 32 bạn. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Bài 42: Trên bãi cỏ có 15 con bò. Số bò nhiều hơn số trâu là 10 con. Số cừu bằng số bò và trâu cộng lại. Hỏi trên bãi cỏ có bao nhiêu con cừu? bao nhiêu con trâu? Tất cả có bao nhiêu con?
Bài 43: Một thúng đựng 56 quả  vừa trứng gà vừa trứng vịt. Mẹ đã bán 25 quả trứng gà, trong thúng còn 12 quả trứng gà nữa. Hỏi lúc đầu trong thúng có bao nhiêu quả trứng mỗi loại?
Bài 44: Năm nay con 8 tuổi, mẹ 32 tuổi. Hỏi trước đây 2 năm tuổi mẹ cộng với tuổi con là bao nhiêu?
Bài 45: Hiện nay Mai 7 tuổi, Hoa 10 tuổi, Hồng 9 tuổi. Đến khi Bạn Mai bằng tuổi bạn Hồng hiện nay thì tổng số tuổi của ba bạn là bao nhiêu?
Bài 46: Mai hơn Tùng 2 tuổi và kém Hải 2 tuổi. Đào hơn Mai 3 tuổi. Hỏi ai nhiều tuổi nhất? Ai ít tuổi nhất? Người nhiều tuổi nhất hơn người ít tuổi nhất là mấy tuổi?
Bài 47: Hôm nay là thứ hai ngày 4 tháng 5. Như vậy còn cách ngày sinh nhật của Minh 10 ngày nữa. Hỏi sinh nhật của Minh là ngày mấy của tháng 5, vào ngày thứ mấy trong tuần?
Bài 48: Năm nay kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1 - 5 vào thứ tư. Em có biết năm nay kỉ niệm ngày thành lập Đội 15 - 5, kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 - 5 vào thứ mấy trong tuần?
Bài 49: Bạn Mai muốn biết ngày khai giảng năm học 5 - 9 là vào thứ mấy. Bạn Lan lại cho biết " ngày 25 -9 là vào thứ hai". Em có thể giúp bạn Mai biết ngày khai giảng là thứ mấy trong tuần không?
Bài 50: Bạn Mận về quê thăm bà. Bạn Mận được ở với bà vừa đúng một tuần và ngày 6 ngày. Tính ra bạn Mận chỉ ở nhà bà có 1 chủ nhật thôi. Hỏi bạn Mận đến nhà bà vào thứ mấy trong tuần?
Bài 51: Tìm 2 số có tích bằng 12 và số lớn gấp 3 lần số bé?
Bài 52: Đôi thỏ nhà Thu đẻ được 6 con. Vậy chuồng thỏ nhà Thu có bao nhiêu đôi tai thỏ, bao nhiêu chân thỏ?
Bài 53:  Hà có 40 viên bi màu xanh và đỏ. Hà cho Tú 15 viên bi xanh thì Hà còn lại 8 viên bi xanh.Hỏi Hà còn bao nhiêu viên bi đỏ?
Bài 54: Tìm hiệu giữa số chẵn lớn nhất có hai chữ số và số lẻ bé nhất có một chữ số?
Bài 55: Thầy giáo có 45 quyển vở, thầy thưởng cho 6 học sinh, mỗi bạn 4 quyển. Hỏi sau khi thưởng thầy còn lại mấy quyển?
Bài 56: Nếu Nam cho Hà 4 viên bi thì số bi của 2 bạn bằng nhau, và mỗi bạn có 18 viên bi. Hỏi trước khi cho Nam có bao nhiêu viên bi? Hà có bao nhiêu viên bi?
Bài 57: Trong một phép trừ có hiệu bằng số trừ và số bị trừ hơn số trừ 27 đơn vị. Hỏi số bị trừ sẽ bằng bao nhiêu? Hãy viết phép trừ đó?
Bài 58: Viết tiếp  3 số thích hợp vào dãy sau:
          0 ; 1 ; 1; 2 ;4 ;7;…..; …..; …..
Bài 59: Từ  9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, kim dài và kim ngắn gặp nhau mấy lần?
Bài 60: Hiệu 2 số là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số. Biết số trừ bằng hiệu số. Tìm số bị trừ?
Bài 61: Số kẹo của Lan là số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau. Lan cho Hoa số kẹo là số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số. Hỏi Lan còn bao nhiêu cái kẹo?
Bài 62: Có hai thùng đựng dầu, thùng thứ nhất chứa 55 lít dầu. Nếu đổ từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai 13 lít dầu thì  số dầu hai thùng bằng nhau. Hỏi lúc đầu thùng thứ hai chứa bao nhiêu lít dầu?
Bài 63:
a) Có bao nhiêu số có hai chữ số lớn hơn 27?
b) Có bao nhiêu số có ba chữ số bé hơn 534?
c) Từ 68 đến 179 có bao nhiêu số có ba chữ số?
Bài 64: Tìm tất cả các số có hai chữ số bé hơn 27 mà chữ số hàng đơn vị của nó lớn hơn 3?
Bài 65: Tìm x:
a) 45< x  - 13 < 47                                                 b) 57 > x + 24 > 55
Bài 66:  Cho số 346.
a) Số đó thay đổi thế nào nếu giảm chữ số hàng trăm đi 2 đơn vị?
b) Số đó thay đổi thế nào nếu tăng chữ số hàng chục thêm 5 đơn vị?
c) Số đó thay đổi thế nào nếu xoá chữ số hàng đơn vị?
Bài 67: Để đánh số trang của một quyển sách dày 17 trang thì ta phải dùng hết bao nhiêu chữ số?
Bài 68: Để đánh số trang một quyển sách từ 134 đến 143, ta phải dùng hết bao nhiêu chữ số?
Bài 69: Bạn An dùng hết 27 chữ số để viết các số liền nhau thành một dãy số liên tiếp: 1 ; 2 ; 3 ;…….; a. Hỏi a là số nào? ( a là số cuối cùng của dãy số)
Bài 70: Hoà có nhiều hơn Bình 19 viên bi. Hỏi nếu Hoà cho Bình 9 viên thì bây giờ Hoà còn nhiều hơn Bình mấy viên bi?( Vẽ sơ đồ để giải)
Bài 71:
a) Có bao nhiêu số có hai chữ số lớn hơn 34?
b) Có bao nhiêu số có ba chữ số bé hơn 425?
c) Từ 68 đến 279 có bao nhiêu số có ba chữ số?
Bài 72: Tìm tất cả các số có hai chữ số bé hơn 24 mà chữ số hàng đơn vị của nó lớn hơn 4?
Bài 73: Tìm x:
a) 48< x  - 13 < 50                                       b) 67 > x + 24 > 65
Bài 74:  Cho số 572.
a) Số đó thay đổi thế nào nếu tăng chữ số hàng trăm lên 2 đơn vị?.......................
b) Số đó thay đổi thế nào nếu giảm chữ số hàng chục đi 4 đơn vị?................
c) Số đó thay đổi thế nào nếu xoá chữ số hàng đơn vị?..........................................
Bài 75: Để đánh số trang của một quyển sách dày 19 trang thì ta phải dùng hết bao nhiêu chữ số?
Bài 76: Để đánh số trang một quyển sách từ 124 đến 122, ta phải dùng hết bao nhiêu chữ số?
Bài 77: Bạn An dùng hết 29 chữ số để viết các số liền nhau thành một dãy số liên tiếp: 1; 2; 3;…….; a. Hỏi a là số nào? (a là số cuối cùng của dãy số)
Bài 78: Hoà có nhiều hơn Bình 15 viên bi. Hỏi nếu Hoà cho Bình 9 viên thì bây giờ Bình sẽ nhiều hơn Hoà mấy viên bi? (Vẽ sơ đồ để giải)

Toán tiểu học - Những bài toán hay lớp 3
toanquocte.com xin giới thiệu đến các bạn một số bài toán hay lớp 3


Bài 1: Không tính kết quả cụ thể, hãy so sánh:
A = abc + mn + 352
B = 3bc + 5n + am2
a) A = a x (b + 1)
B = b x (a + 1) (với a > b)
b) A = 28 x 5 x 30
B = 29 x 5 x 29
Bài 2: Không tính giá trị của biểu thức hãy điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:
a) (156 + 78) x 6 .............156 x 6 + 79 x 6
b) (1923 - 172) x 8.............1923 x 8 - 173 x 8
c) (236 - 54) x 7................237 x 7 - 54 x 7
Bài 3: Tính nhanh các giá trị biểu thức dưới đây:
a) 576 + 678 + 780 – 475 - 577 - 679
b) (126 + 32) x (18 - 16 - 2)
c) 36 x 17 x 12 x 34 + 6 x 30
Bài 4: Tìm X:
a) X x 6 = 3048 : 2
b) 56 : X = 1326 – 1318
Bài 5: Với 8 chữ số 8, hãy lập các sao cho tổng các số đó bằng 1000.
Bài 6: Tìm 1 số có 4 chữ số, biết rằng rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục và gấp đôi chữ số hàng nghìn, đồng thời số đó là số lẻ chia hết cho 5.
Bài 7: Tìm số có 2 chữ số, biết rằng nếu viết các chữ số theo thứ tự ngược lại ta sẽ có số mới mà tổng của số phải tìm và số mới bằng 77.
Bài 8: Từ 3 chữ số 2, 3, 8 ta lập được 1 số có 3 chữ số là A. Từ 2 chữ số 2,8 ta lập được 1 số có 2 chữ số khau nhau là B. Tìm số A và B biết hiệu giữa A và B bằng 750.
Bài 9: Từ 3 chữ số 3, 4, 5 viết tất cả các số có ba chữ số (mỗi chữ số không được lặp lại)
Bài 10: Viết số gồm:
a) 5 chục và 5 đơn vị
6 chục và 0 đơn vị
3 nghìn và 3 đơn vị
b) 5 trăm 5 chục và 5 đơn vị
6 trăm 1 chục và 3 đơn vị
60 nghìn 6 trăm và 6 đơn vị
a trăm b chục c đơn vị (a; b; c là chữ số, a khác 0)
Bài 11: Số 540 thay đổi như thế nào nếu:
a) Xoá bỏ chữ số 0
b) Xoá bỏ chữ số 5
c) Thay chữ số 4 bởi chữ số 8
d) Đổi chữ số 4 và chữ số 0 cho nhau
Bài 12:
a) Trường hợp nào tổng của hai số bằng 1 trong hai số hạng của nó?
b) Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0?
c) Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất?
Bài 13: Hãy viết thêm vào các dãy số sau đây sao cho mỗi dãy có đủ 10 số hạng.
a) 1, 3, 5, 7,...
b) 1, 3, 9, 27,...
c) 1, 4, 5, 9, 14,...
Bài 14: Cho dãy số 1, 4, 7, 10,... Có tất cả 25 số hạng. Em hãy tính xem số hạng cuối cùng là số nào?
Bài 15: Dãy số sau đây có bao số hạng:
1, 6, 11, 16, 21,........................101.
Bài 16: Có 5 hộp bi trong giống nhau nhưng có 1 hộp bi thứ phẩm và 1 viên bi thứ phẩm nhẹ hơn 1 viên bi chính phẩm là 4g. Hỏi làm thế nào chỉ qua 1 lần cân là có thể biết được hộp bi thứ phẩm. (cho biết trước khối lượng của 1 viên bi chính phẩm)
Bài 17: Có 2 kệ sách, kệ thứ nhất nhiều hơn kệ thứ hai 15 quyển, người ta chuyển 6 quyển từ kệ thứ nhất sang kệ thứ hai. Hỏi kệ thứ nhất còn nhiều hơn kệ thứ hai bao nhiêu quyển sách?
Bài 18: Tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi ông. Ông hơn mẹ 27 tuổi. Hỏi Hoa bao nhiêu tuổi?
Bài 19: Tuổi của bố Mai, mẹ Mai và tuổi của Mai cộng lại là 70 tuổi. Mẹ và Mai có tất cả 35 tuổi. Bố hơn Mai 30 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?
Bài 20: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 120 kg gạo, ngày thứ nhất nếu bán được 5 kg gạo nữa thì sẽ gấp 4 lần ngày thứ hai. Hỏi ngày thứ nhất bán được bao nhiêu kg gạo?
Bài 21: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và có diện tịch bằng 48cm2. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.

Toán tiểu học - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu

Trong dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, các em học sinh thường áp dụng công thức chung như sau:

Nhưng thường thì các em không hiểu rõ tại sao lại có công thức này.
toanquocte.com sẽ có video clip chia sẻ để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về vấn đề này. Các em hãy đón xem nhé.

Luyện tập:
Bài 1:
a) Tìm 2 số chẵn liên tiếp có tổng bằng 4010.
b) Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 2345 và giữa chúng có 24 số tự nhiên.
c) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.
d) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.
e) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.
g) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.
Bài 2:
a) Hai anh em Hùng và Cường có 60 viên bi. Anh Hùng cho bạn 9 viên bi; bố cho thêm Cường 9 viên bi thì lúc này số bi của hai anh em bằng nhau. Hỏi lúc đầu anh Hùng nhiều hơn em Cường bao nhiêu viên bi.
b) Cho phép chia 12:6. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới sao cho hiệu của chúng bằng không .
Bài 3: Cho phép chia 49 : 7. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới có thương là 1.
Bài 4: Cho các chữ số 4; 5; 6. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Tính tổng các số đó.
Bài 5:
a. Có bao nhiêu số chỉ có 3 chữ số
b. Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ.
Bài 6: Có 9 đồng tiền đúc hệt nhau. Trong đó có 8 đồng tiền có khối lượng bằng nhau còn một đồng có khối lượng lớn hơn. Cần tìm ra đồng tiền có khối lượng hơn mà chỉ dùng cân hai đĩa với hai lần cân là tìm đúng đồng tiền đó. Hỏi phải cân như thế nào
Bài 7: Có 8 cái nhẫn hình thức giống nhau như hệt, trong đó có 7 cái nhẫn có khối lượng bằng nhau còn một cái có khối lượng nhỏ hơn các cái khác. Cần tìm ra cái nhẫn có khối lượng nhỏ hơn đó mà chỉ dùng cân hai đĩa và chỉ với hai lần cân là tìm được.
Bài 8: Trung bình cộng của 3 số là 369. Biết trong 3 số đó có một số có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, một số có 1 chữ số. Tìm 3 số đó.
Bài 9: Trung bình cộng của 3 số là 37. Tìm 3 số đó biết rằng trong 3 số đó có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, 1 số có 1 chữ số.
Bài 10: Tổng số tuổi của hai cha con là 64. Tìm số tuổi mỗi người biết tuổi cha kém 3 lần tuổi con là 4 tuổi
Bài 11: Tổng số tuổi của 2 mẹ con là 58 tuổi. Tuổi mẹ hơn 4 lần tuổi con là 3 tuổi, tính tuổi của mỗi người.
Bài 12: Tuổi con nhiều hơn 1/4 tuổi bố là 2. Bố hơn con 40 tuổi, tìm tuổi con tuổi bố.
Bài 13: Tuổi mẹ hơn 3 lần tuổi con là 8 tuổi. Mẹ hơn con 28 tuổi, tính tuổi mỗi người.

1. Bí kíp đọc “thông minh”
Sách giáo khoa là thứ không thể thiếu trong đời học sinh. Đọc sách giáo khoa gần như là cách duy nhất để nắm bắt, hiểu rõ tri thức mà thầy, cô truyền đạt tới chúng ta. Nhưng không phải học sinh nào cũng có khả năng đọc thông minh, vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa tăng khả năng nắm bắt thông tin.
Hầu hết chúng ta đọc với tốc độ rất chậm 200 từ/phút. Và khi biết được Napoleon đọc được 2.000 từ/phút, Balzac đọc một cuốn tiểu thuyết trăm trang trong vòng 30 phút… chúng ta không khỏi thán phục vì khả năng tuyệt vời của họ. 

Song, các nghiên cứu đã chỉ ra, thậm chí con người có thể làm được nhiều hơn thế. Mắt và não bộ chúng ta có khả năng tiếp thu 20.000 từ/phút. Như vậy, thực tế, con người mới chỉ sử dụng 1% tiềm năng đọc của bản thân mà thôi.


Hơn cả một thiên tài quân sự, hoàng đế Napoleon còn là một chuyên gia đọc sách nhanh.
Theo Adam Khoo, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, khoảng 80% sách giáo khoa có sử dụng nhiều từ thừa thãi không cần thiết. Lượng thông tin thực chất mỗi học sinh cần nắm vững trong đó chỉ khoảng 20%, do đó cần thiết có phương pháp đọc nhanh, hiệu quả, giúp ta nhanh chóng nắm được vấn đề. 

Cụ thể, các chuyên gia khuyên chúng ta nên đọc theo hàng dọc, mở rộng tầm mắt để đọc được nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, khi đọc, ta nên kết hợp với việc nghe nhạc không lời với tốc độ nhanh. 

Nhịp điệu của nhạc giúp kích thích khả năng của não, bởi con người có xu hướng đọc nhanh để đuổi kịp giai điệu bản nhạc, gián tiếp làm tăng tốc độ đọc của chúng ta.


Ngoài ra, trong quá trình đọc, một chiếc bút chì đánh dấu những từ khóa cũng không thể thiếu. Nó giúp ta ghi nhớ những từ ngữ chủ chốt dễ hơn, từ đó dễ dàng hình dung ra toàn bộ văn bản đã đọc khi ôn lại.

2. Bí kíp ghi chép “siêu đẳng”
Bước thứ hai trong quá trình tiếp thu tri thức từ thầy, cô giáo của các học sinh giỏi chính là ghi chép một cách thông minh, có hệ thống rành mạch, rõ ràng. Để làm được điều đó, sơ đồ tư duy do Tony Buzan phát minh cuối thập niên 60 của thế kỷ XX là một lựa chọn hoàn hảo.


Mô hình một sơ đồ tư duy.

Thông thường, 90% các môn học ở trường phổ thông chỉ giúp học sinh phát triển khả năng ở bán cầu não trái, do đó những học sinh thiên về bán cầu não phải, giỏi hội họa, văn chương, âm nhạc… thường không có lợi thế, bị đánh giá là kém phát triển.



Rất nhiều học sinh thiên về não phải bị đánh giá là học sinh kém, chậm tiến khi học phổ thông.
Cơ sở của việc ghi chép bằng sơ đồ tư duy là việc tận dụng khả năng của cả hai bán cầu não trái và phải để giải quyết thực trạng trên. Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ tư duy là việc sử dụng kết hợp hình ảnh, màu sắc và logic để ghi chép lại thông tin một cách hệ thống. Với cách làm này, học sinh có thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước mỗi kỳ thi.


Cụ thể, để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hãy làm theo các bước sau: đầu tiên cần xác định chủ đề kiến thức chung và phổ quát nhất, lấy nó là trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau. 

Ở mỗi nhánh lại sử dụng những từ khóa quan trọng để ghi lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng thời cũng rất sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ.
3. Bí kíp “học đâu nhớ đấy”
Eran Katz là bậc thầy ghi nhớ trên thế giới. Theo sách kỷ lục Guinness, Eran Katz nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe. Ngược lại, có những người dù có đọc một trang sách vài chục lần cũng không thể nào ghi nhớ được tất cả. Chúng ta cho rằng, có sự khác biệt về não bộ và trí thông minh giữa hai hiện tượng đối nghịch trên? 

Thực tế không phải vậy. Theo chuyên gia ghi nhớ Harry Lorayne, não bộ của chúng ta giống nhau về khả năng ghi nhớ, chỉ khác biệt ở cách thức và phương pháp.

Trung bình não người cấu thành bởi một triệu triệu các nơ-ron thần kinh. Sự liên kết các nơ-ron này chính là bản chất của việc ghi nhớ thông tin. Ước tính, số các liên kết mà một người sở hữu gấp hàng tỉ tỉ lần số các nguyên tử cấu tạo nên vũ trụ (cỡ 10.100 nguyên tử). Điều đó chứng minh tiềm năng gần như vô hạn của loài người.
Để tận dụng tiềm năng ấy, hãy vận dụng một số bí kíp sau đây khi ghi nhớ thông tin, chắc chắn bạn sẽ thu được hiệu quả tối đa. Trí nhớ làm việc theo hình ảnh, vì vậy hãy sử dụng trí tưởng tượng, so sánh bản thân khi muốn nhớ bất cứ thông tin gì. 

Tưởng tượng là chìa khóa của sự ghi nhớ tốt.
Cùng với đó, hãy hình dung chi tiết cụ thể màu sắc của từng vật thể bạn muốn nhớ, bởi màu sắc giúp tăng 50% khả năng ghi nhớ của não bộ. 

Tạm kết: Học giỏi một phần dựa vào trí thông minh và cũng nhờ vào việc bạn tìm ra phương pháp, cách thức học. Mấu chốt của việc học giỏi nằm ở niềm tin và ý chí của mỗi cá nhân mà thôi. Hãy thay đổi thói quen, suy nghĩ của bạn ngay từ bây giờ, chẳng mấy chốc bạn sẽ thành công...

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Health, Discovery News, Wikihow...

CLB TOÁN QUỐC TẾ

CHIA SẺ VÀ HỌC HỎI {facebook#http://facebook.com/toantuduyquocte}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.