Chỉ số EQ là gì ?
EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số
cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà
tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng
trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional
intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn
gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”.
EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp
trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội
khác như ứng xử, lãnh đạo nhóm …EQ là nền tảng cho sự thành đạt của bé sau này.
Chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:
1. Nhận biết
cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của
những người xung quanh.
1. Hiểu được
cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết
nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
1. Tạo ra cảm
xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua
đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
1. Quản lý cảm
xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng
hòa đồng với tập thể.
Tầm quan trọng của EQ đối với việc giáo dục con
cái
Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn
đạt, hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ
tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống để giúp trẻ có thể thành công vững chắc trong tương lai.
EQ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của con bạn.
Ví dụ, với trẻ có chỉ số EQ thấp, cháu sẽ thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa
nhập, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc học kém. Trong
tương lai, những trẻ EQ thấp cũng khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển
sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn,
chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành hạ người khác hay giết người hàng loạt là
dẫn chứng của sự vô cảm.
Tình trạng không thấu cảm này cũng gặp ở nhiều đứa trẻ có hòan
cảnh bất hạnh như mồ côi, gia đình đổ vỡ, bị bỏ rơi...
Làm thế nào để tăng chỉ số EQ cho con?
“Chỉ số EQ có thể thay đổi và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố giáo dục. Nói cách khác, bố mẹ với nỗ lực và ý thức của mình có
thể nâng chỉ số EQ của con cao hơn”.
Trước hết, hãy để bé cảm nhận được tình yêu thương của bạn bằng
những cử chỉ, lời nói. Thực tế cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong một gia
đình hạnh phúc sẽ phát triển nhân cách hòan thiện hơn, có thái độ tích cực hơn
trước cuộc đời. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan
tâm, chia sẻ với những người trong gia đình, bạn bè…
Các kỹ năng này sẽ giúp bé hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Cha mẹ
không nên chiều theo những đòi hỏi vô lý của bé để tập cho bé biết hạn chế và
điều khiển cảm xúc của mình. Đồng thời con bạn cũng cần một tinh thần lạc quan
để có thể vượt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu sự liên quan giữa những hành
vi của bé với cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, khi bé giành đồ chơi
của bạn: “Thử tưởng tượng con là bạn , khi bị giật món đồ chơi mình rất quý con
cảm thấy thế nào?”. Đó cũng chính là cách bạn giúp bé hiểu được cảm xúc của
người khác cũng như của chính mình... Những thói quen tốt, dù rất nhỏ song sẽ
hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng
cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ... Có thể cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả
các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ
chơi, đừng bảo nó là "không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ
hội này dạy trẻ về các khái niệm về xúc cảm. Hãy hỏi bé có thích đồ chơi ấy
không, tại sao, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc
độ hơn.
Mặt khác, nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng
hạn như "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí
biết nhường đồ chơi cho em...". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc
của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của
cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của
mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.
Với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế tối đa sự trừng phạt (nhưng phải
chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý.
Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì "Không phải lời giáo huấn, mà
chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ".
Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với
con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ xúc cảm, bố mẹ không
thể là người "vô cảm". Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường
cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con.
Đăng nhận xét