I. Khái niệm tư duy
Tư duy là quá trình tâm lý phản
ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính
quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa
biết.
Tư duy thuộc về giai đoạn nhận thức
lý tính, là một bộ phận quan trọng của quá trình tâm lý.
II.Quá trình tư duy.
Tư duy là một quá trình bao gồm
nhiều giai đoạn:
1) Xác định vấn đề và biểu đạt vấn
đề
- Tư duy chỉ nảy sinh khi con người
nhận thức được tình huống. Tình huống là điều kiện quan trọng của tư duy. Song,
không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư duy. Chỉ có những tình huống mà con
người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó đễ thỏa mãn nhu cầu
thì trong tình huống đó tư duy mới nảy sinh.
Ví dụ: một bài toán nhân sẽ là vấn
đề đối với một học sinh lớp hai nhưng không phải là vấn đề đối với một sinh
viên đại học.
- Mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề một
cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu cá nhân. Một người
càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó càng dễ dàng nhìn ra một
cách đầy đủ các mâu thuẫn.
- Và nhu cầu của mỗi người cũng rất
quan trọng. Nếu người nào có nhu cầu cao trong vấn đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề
sâu sắc hơn những người có nhu cầu cơ bản.
Ví dụ: Nhà quản lý có kiến thức
cao, từng làm việc nhiều năm có nhiều kinh nghiệm và có nhu cầu giải quyết vấn
đề cao thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc và toàn diện hơn nhà quản lý có kiến thức
thấp mới đi làm và không có mong muốn giải quyết vấn đề.
- Trong giai đoạn này cần chú ý
tránh xác định chệch hướng vấn đề. Nếu xác định sai sẽ ảnh hưởng đến những bước
sau và có thể không tìm ra phương pháp giải quyết.
- Đây là giai đoạn đầu tiên và
quan trọng của quá trình tư duy.
2) Huy động các tri thức, kinh nghiệm
Chủ thể tư duy huy động các tri
thức, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết từ đó xuất hiện các liên
tưởng. Sau khi xác định vấn đề chủ thể tư duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu
từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh
nghiệm học hỏi từ người đi trước có liên quan đến vấn đề, từ đó liên tưởng
trong đầu những nội dung có liên quan đến vấn đề.
3) Sàng lọc các liên tưởng và
hình thành giả thuyết
- Các tri thức kinh nghiệm thoạt
đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm
vụ. Chủ thể tư duy tìm kiếm thông tin từ nhiều phía nên lượng thông tin thu được
rất lớn nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác, cần phải lựa chọn những
thông tin phù hợp và đáng tin cậy đễ đưa vào giải quyết vấn đề.
Ví du: sau khi thu thập thông tin
về một vấn đề tâm lý nào đó thông qua những tờ trắc nghiệm người ta không dùng
thông tin của tất cả các phiếu mà chỉ dùng những phiếu có nội dung chân thực đễ
sử dụng.
- Từ cơ sở dữ liệu vừa thu được
hình thành một số phương án có thể có đễ giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và tiết
kiệm thời gian.
4) Kiểm tra giả thuyết
- Nên trải qua một quá trình kiểm
tra trước khi thực hiện các phương án. Cần kiểm tra xem phương án nào tương ứng
với điều kiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Nếu:
• Phương án được khẳng định thì sẽ
đi đến giải quyết vấn đề bằng phương án đó.
• Phương án bị phủ dịnh thì hình
thành một quá trình tư duy mới tìm ra phương án mới phù hợp hơn đễ giải quyết vấn
đề.
- Trong giai đoạn này sau khi kểm
tra các phương án đôi khi chủ thể tư duy sẽ phát hiện ra một số nhiệm vụ mới cần
giải quyết.
5) Giải quyết vấn đề
- Là khâu cuối cùng của quá trình
tư duy.
- Khi giả thuyết đã được kiểm tra
và khẳng định thì sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được
đặt ra.
- Sau khi giải quyết vấn đề đôi
khi một số vấn đề mới lại nảy sinh. Lúc đó, một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.
- Trong quá trình giải quyết nhiệm
vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân
thường gặp:
• Chủ thể không nhận thấy một số
dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ).
• Chủ thể đưa vào bài toán một điều
kiện thừa.
• Tính chất cứng nhắc, khuôn sáo
của tư duy.
Sơ đồ: các giai đoạn của một quá
trình tư duy.
Đây là sơ đồ logic của tư duy do nhà tâm lí học K.K. Platonop đã tóm tắt.
Số lượng các giai đoạn có thể không cần đầy đủ trong những trường hợp nhất định,
nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân thủ theo sơ đồ.
Ví dụ:
Sinh viên A cuối tháng hết tiền
không có tiền ăn, tiền tiêu nhưng còn đến một tuần nữa mới đến hạn nhận tiền
nhà gửi. Vấn đề đặt ra cho sinh viên này là làm sao sống qua một tuần nữa chờ đến
ngày ở nhà gửi tiền vào. Và sinh viên A
bắt tay vào vệc tìm cách giải quyết vấn đề.
- Sau khi tham khảo ý kiến của
các bạn và cộng thêm kinh nghiệm của bản thân qua những lần hết tiền trước đây
sinh viên A đã tìm ra một số phương án giải quyết như sau:
• Vay tiền bạn bè sống tạm một tuần,
sau khi nhận tiền sẽ gữi lại.
• Bảo gia đình gửi tiền sớm hơn
• Ăn chịu.
- Sinh viên A bắt tay vào việc kiểm
tra xem phương án nào có thể thực hiện được.
• Đầu tiên là đi hỏi thăm các bạn
vay tiền nhưng cuối tháng ai cũng hết tiền không thể vay được.
• Tiếp theo là hỏi cô chủ ăn chịu
nhưng cô chủ quán không bán.
• Cuối cùng là điện về nhà nói với
gia đình và gia đình đồng ý gửi sớm hơn, nhưng gửi ít hơn thường lệ.
- Và vấn đề của sinh viên này đã
được giải quyết nhưng một vấn đề mới lại nảy sinh là với số tiền ít hơn sinh
viên A phải chi tiêu thế nào đễ đủ cho tháng tiếp theo. Và một quá trính tư duy
mới lại nảy sinh.
III. Kết luận
Trong quá trình tư duy cần chú ý:
- Cần kiên nhẫn,có thời gian nhìn
nhận vấn đề để hiểu được bản chất của nó tránh bỏ qua một số dữ liệu quan trọng
làm cho việc tư duy trở nên bế tắc.
Ví dụ: khi làm bài thi phải có thời
gian đọc đề thật kĩ.
- Cần quyết đoán, xác định rỏ nhiệm
vụ tránh tư duy chệch hướng vấn đề.
Ví Dụ: khi làm việc nhóm cần thống
nhất ý kiến tránh phân vân nhiều ý kiến
- Tránh làm phức tạp hóa vấn đề dẫn
đến khó khăn trong tư duy.
Ví dụ: chỉ tìm đọc những tài liệu
cần thiết cho bài làm tránh đọc nhiều sách đâm ra lan man.
- Tránh lối tư duy khuôn sáo, cứng
nhắc.
Ví Dụ: nhà quản lý không nên áp dụng
phương pháp quản lý của môi trường này cho môi trường khác.
Tư duy trong cuộc sống:
- Khi gặp một vấn đề trong cuộc sống
không nên bi quan, bế tắc, cần bình tĩnh tìm cách tư duy giải quyết vấn đề.
- Khi tư duy giải quyết vấn đề cần
tư duy tích cực tránh lối tư duy lệch lạc tiêu cực.
- Trong hoạt động giáo dục và quản
lý cần khuyến khích lối tư duy đột phá đễ tìm ra thành công mới.
- Học sinh, sinh viên cần tập lối
tư duy logic, phát triển khả năng tư duy đễ học tập hiệu quả và nhanh chóng.
- Học sinh sinh viên cần năng nổ
hoạt động để có nhiều trải nghiệm giúp cho tư duy trong học tập và trong cuộc sống
tốt hơn.
Đăng nhận xét