Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển.
Được mệnh danh là cha đẻ của "Tư duy về tư duy" (Thinking on Thinking)
và là nhà khoa học bậc thầy về tư duy, nổi tiếng với quyển "Sáu chiếc
nón tư duy" cùng hơn 62 đầu sách về tư duy, giáo sư Edward de Bono đã
nhận định: "Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông
minh được nuôi dưỡng và phát triển".
Mối quan hệ giữa trí thông minh và kỹ năng tư duy cũng giống như mối
liên hệ giữa chiếc xe hơi và người lái xe. Theo ví von của de Bono, nếu
"trí thông minh là máy của chiếc xe hơi và kiến thức là nhiên liệu thì
kỹ năng tư duy được ví như kỹ năng lái xe". Bạn có thể thử hình dung qua
ví dụ: tay đua thành công nhất trong lịch sử giải đua xe công thức một
(F1) - Michael Schumacher đã có sẵn xe xịn (đó là trí thông minh), xe đã
được đổ đầy xăng (kiến thức) nhưng thiếu kỹ năng lái xe (kỹ năng tư
duy) thì khó có thể trở thành tay đua huyền thoại. Chỉ có tay lái thiện
nghệ mới tận dụng hết công năng của chiếc xe. Vì thế, chỉ có người có
khả năng tư duy tốt thì mới khai thác hết tài sản quý giá nhất của mình,
đó là trí thông minh. Edward de Bono cho rằng: "Thông minh là một khả
năng, tư duy là một kỹ năng để vận dụng khả năng đó".
Trẻ sáng dạ (bright children) là những em có khả năng tư duy bậc
cao. Các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic,
ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin,
lên kế hoạch cho tương lai.
|
Nhiều người nhầm trí thông minh và kỹ năng tư duy là một và dẫn đến kết
luận sai như sau: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém
thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi; bạn càng hiểu biết rộng thì
bạn càng khôn ngoan; trẻ thông minh không cần kỹ năng tư duy. Suy nghĩ
là một kỹ năng mà ngay cả một bộ não tuyệt vời cũng trở nên lãng phí nếu
thiếu kỹ năng tư duy. Đa số chúng ta đều có chung suy nghĩ là một ai đó
được coi là "thiên tài" hay "xuất chúng" thì dứt khoát phải có nhiều
biểu hiện mang đậm dấu ấn "thần đồng" như: thông minh, học hành giỏi
giang...
Nhưng với ba trong số các nhà thiên tài tư duy của mọi thời đại:
Newton, Darwin, Eisntein thì hoàn toàn không hẳn chỉ có "bộ não xuất
chúng" mà "một cái đầu lúc nào cũng đầy ắp câu hỏi", cốt lõi của tư duy
bậc cao (High-order thinking). Óc tò mò, ham học hỏi, sự đam mê và kiên
nhẫn đã đưa họ đến với những thành tựu làm thay đổi triệt để lối tư duy
trong khoa học.
"Chỉ số thông minh (IQ) cao, kết quả học tập tốt hoặc tấm bằng đại học
danh giá vẫn chưa đủ. Nếu như bạn không có tư duy sáng tạo thì sẽ rất
khó khăn để bạn tồn tại", tiến sĩ Robert Sternberg - chuyên gia trí tuệ
con người (human intelligence), nổi tiếng thế giới với khái niệm "Trí
tuệ thành công" cho biết.
Tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy
chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở
trường. Hiện nay, việc dạy trẻ "tư duy bậc cao" là điều quan trọng. Ở
các nước phát triển, những khóa học tư duy cho trẻ đã có từ lâu và được
coi là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nhà sư
phạm nổi tiếng Maria Montessori chia sẻ: "Đừng giáo dục các em thế giới
của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải
ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện
khả năng tự thích nghi".
Trong một xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì việc học của các
em học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức
trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ
thuật "tư duy bậc cao" (high order thinking): gạn lọc, phân tích, nảy
sinh ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và lên kế hoạch. Học
thuộc lòng hay ghi nhớ bài học đều bị xem là "tư duy bậc thấp". Nhưng có
lẽ hiện nay các chương trình giáo dục vẫn chỉ dựa trên nền tảng "tư duy
bậc thấp".
Kỹ thuật tư duy bậc cao đòi hỏi phải suy nghĩ sâu và rộng về một vấn
đề. Giống các kỹ năng khác, tư duy bậc cao đều có thể học được và với sự
kiên trì rèn luyện thường xuyên thì khả năng tư duy bậc cao có thể cải
thiện. Trẻ sáng dạ (bright children) là những em có khả năng tư duy bậc
cao. Các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic,
ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin,
lên kế hoạch cho tương lai.
Tư duy là kỹ năng cơ bản nhất của con người nhưng không dễ tìm thấy
chương trình đào tạo kỹ năng tư duy cho trẻ ở các chương trình học ở
trường.
|
Muốn được như vậy, học sinh nên rèn luyện các kỹ thuật tư duy bậc cao sau đây:
- Xử lý thông tin: tìm những thông tin có liên quan, sắp xếp -
phân loại - xâu chuỗi thông tin, so sánh - tương phản thông tin, nhận
diện và phân tích mối liên hệ.
- Lập luận: Đưa ra lý giải cho ý kiến - hành động, suy luận, suy diễn, phán đoán - ra quyết định, sử dụng chính xác ngôn ngữ để lập luận.
- Đặt câu hỏi: đưa ra những câu hỏi định hướng; lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu; dự đoán kết quả; tiên liệu hậu quả; rút ra kết luận
- Tư duy sáng tạo: đưa ra ý tưởng mới, xây dựng ý tưởng, lập giả định, tưởng tượng; tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo.
- Đánh giá vấn đề: xây dựng tiêu chí đánh giá, áp dụng tiêu chí đánh giá, đánh giá giá trị của thông tin và ý tưởng.
Hiện nay, hầu hết những câu hỏi dành cho trẻ chỉ ở dạng "Có" hoặc
"Không". Theo cách gọi Edward de Bono, ông gọi dạng câu hỏi có - không
là "câu hỏi bắn súng" (shooting question) bởi vì khi nhắm bắn, hoặc
trúng hoặc trật. Trong các chương trình đào tạo tư duy cho trẻ, de Bono
khuyến khích dạy trẻ dạng "câu hỏi câu cá" (fishing question) vì theo
ông, trẻ không thể biết trước câu trả lời hoặc câu được cá gì nên dạng
câu hỏi này khơi gợi được trí tò mò, tưởng tượng ở trẻ.
Bạn có thể thử hình dung một mẫu đối thoại giữa hai mẹ con như:
Mẹ: "Ngày mai nhà mình có các, cô, chú đến chơi. Con phụ mẹ suy nghĩ lên kế hoạch nấu bữa ăn thật ngon đãi cô chú nhé!"
Con: "Thế mẹ ơi, các cô chú có đem các em theo không? Các em có ăn cay
được không ạ? Các cô có uống bia không? Có nên chuẩn bị món ăn cho người
lớn và trẻ em riêng không? Các em nhỏ thích ăn món gì nhất? Ngoài nước
ngọt, các em có thích uống nước trái cây tươi không?".
Qua đoạn hội thoại, câu hỏi đặt ra là: "Làm thế nào mà thế hệ tương lai
của chúng ta có thể phát minh ra những điều thú vị khi không có cơ hội
để thử nghiệm, chấp nhận rủi ro, khám phá những điều mới lạ và được tự
do suy nghĩ không giới hạn?" Trách nhiệm của người lớn là khơi gợi suy
nghĩ độc lập ở trẻ qua những hoạt động thú vị hay những cơ hội để trả
lời dạng câu hỏi mở vì qua đó, trẻ được khuyến khích suy nghĩ khác biệt
và suy nghĩ ra khỏi giới hạn.
(Nguồn: PDP - Thinking School)
Đăng nhận xét