1. Bí kíp đọc “thông minh”
Sách
giáo khoa là thứ không thể thiếu trong đời học sinh. Đọc sách giáo khoa
gần như là cách duy nhất để nắm bắt, hiểu rõ tri thức mà thầy, cô
truyền đạt tới chúng ta. Nhưng không phải học sinh nào cũng có khả năng
đọc thông minh, vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa tăng khả năng nắm bắt
thông tin.
Hầu
hết chúng ta đọc với tốc độ rất chậm 200 từ/phút. Và khi biết được
Napoleon đọc được 2.000 từ/phút, Balzac đọc một cuốn tiểu thuyết trăm
trang trong vòng 30 phút… chúng ta không khỏi thán phục vì khả năng
tuyệt vời của họ.
Song, các nghiên cứu đã chỉ
ra, thậm chí con người có thể làm được nhiều hơn thế. Mắt và não bộ
chúng ta có khả năng tiếp thu 20.000 từ/phút. Như vậy, thực tế, con
người mới chỉ sử dụng 1% tiềm năng đọc của bản thân mà thôi.
Hơn cả một thiên tài quân sự, hoàng đế Napoleon còn là một chuyên gia đọc sách nhanh.
Theo
Adam Khoo, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”,
khoảng 80% sách giáo khoa có sử dụng nhiều từ thừa thãi không cần thiết.
Lượng thông tin thực chất mỗi học sinh cần nắm vững trong đó chỉ khoảng
20%, do đó cần thiết có phương pháp đọc nhanh, hiệu quả, giúp ta nhanh
chóng nắm được vấn đề.
Cụ
thể, các chuyên gia khuyên chúng ta nên đọc theo hàng dọc, mở rộng tầm
mắt để đọc được nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời, khi đọc, ta nên kết hợp với việc nghe nhạc không lời với tốc
độ nhanh.
Nhịp điệu của nhạc giúp kích thích
khả năng của não, bởi con người có xu hướng đọc nhanh để đuổi kịp giai
điệu bản nhạc, gián tiếp làm tăng tốc độ đọc của chúng ta.
Ngoài
ra, trong quá trình đọc, một chiếc bút chì đánh dấu những từ khóa cũng
không thể thiếu. Nó giúp ta ghi nhớ những từ ngữ chủ chốt dễ hơn, từ đó
dễ dàng hình dung ra toàn bộ văn bản đã đọc khi ôn lại.
2. Bí kíp ghi chép “siêu đẳng”
Bước
thứ hai trong quá trình tiếp thu tri thức từ thầy, cô giáo của các học
sinh giỏi chính là ghi chép một cách thông minh, có hệ thống rành mạch,
rõ ràng. Để làm được điều đó, sơ đồ tư duy do Tony Buzan phát minh cuối
thập niên 60 của thế kỷ XX là một lựa chọn hoàn hảo.
Mô hình một sơ đồ tư duy.
Thông
thường, 90% các môn học ở trường phổ thông chỉ giúp học sinh phát triển
khả năng ở bán cầu não trái, do đó những học sinh thiên về bán cầu não
phải, giỏi hội họa, văn chương, âm nhạc… thường không có lợi thế, bị
đánh giá là kém phát triển.
Rất nhiều học sinh thiên về não phải bị đánh giá là học sinh kém, chậm tiến khi học phổ thông.
Cơ
sở của việc ghi chép bằng sơ đồ tư duy là việc tận dụng khả năng của cả
hai bán cầu não trái và phải để giải quyết thực trạng trên. Hiểu một
cách đơn giản, sơ đồ tư duy là việc sử dụng kết hợp hình ảnh, màu sắc và
logic để ghi chép lại thông tin một cách hệ thống. Với cách làm này,
học sinh có thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước
mỗi kỳ thi.
Cụ
thể, để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hãy làm theo các bước sau:
đầu tiên cần xác định chủ đề kiến thức chung và phổ quát nhất, lấy nó là
trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng,
lớp khác nhau.
Ở mỗi nhánh lại sử dụng những
từ khóa quan trọng để ghi lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng
thời cũng rất sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ.
3. Bí kíp “học đâu nhớ đấy”
Eran
Katz là bậc thầy ghi nhớ trên thế giới. Theo sách kỷ lục Guinness, Eran
Katz nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe. Ngược lại,
có những người dù có đọc một trang sách vài chục lần cũng không thể nào
ghi nhớ được tất cả. Chúng ta cho rằng, có sự khác biệt về não bộ và trí
thông minh giữa hai hiện tượng đối nghịch trên?
Thực
tế không phải vậy. Theo chuyên gia ghi nhớ Harry Lorayne, não bộ của
chúng ta giống nhau về khả năng ghi nhớ, chỉ khác biệt ở cách thức và
phương pháp.
Trung bình não người cấu thành bởi
một triệu triệu các nơ-ron thần kinh. Sự liên kết các nơ-ron này chính
là bản chất của việc ghi nhớ thông tin. Ước tính, số các liên kết mà một
người sở hữu gấp hàng tỉ tỉ lần số các nguyên tử cấu tạo nên vũ trụ (cỡ
10.100 nguyên tử). Điều đó chứng minh tiềm năng gần như vô hạn của loài
người.
Để
tận dụng tiềm năng ấy, hãy vận dụng một số bí kíp sau đây khi ghi nhớ
thông tin, chắc chắn bạn sẽ thu được hiệu quả tối đa. Trí nhớ làm việc
theo hình ảnh, vì vậy hãy sử dụng trí tưởng tượng, so sánh bản thân khi
muốn nhớ bất cứ thông tin gì.
Tưởng tượng là chìa khóa của sự ghi nhớ tốt.
Cùng
với đó, hãy hình dung chi tiết cụ thể màu sắc của từng vật thể bạn muốn
nhớ, bởi màu sắc giúp tăng 50% khả năng ghi nhớ của não bộ.
Tạm kết:
Học giỏi một phần dựa vào trí thông minh và cũng nhờ vào việc bạn tìm
ra phương pháp, cách thức học. Mấu chốt của việc học giỏi nằm ở niềm tin
và ý chí của mỗi cá nhân mà thôi. Hãy thay đổi thói quen, suy nghĩ của
bạn ngay từ bây giờ, chẳng mấy chốc bạn sẽ thành công...
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Health, Discovery News, Wikihow...
Đăng nhận xét